Trang này chỉ dành cho mục đích thông tin. Một số dịch vụ và tính năng có thể không khả dụng ở khu vực pháp lý của bạn.

Tất Tần Tật Về Curve Finance

Mạng Ethereum là ngôi nhà của một loạt các dự án độc đáo. Kể từ khi Ethereum tạo mô hình token ERC-20, hàng nghìn token đã được tung ra. Theo thời gian, các sản phẩm mới cũng đã xuất hiện, chẳng hạn như dApps, giao thức tài chính phi tập trung (DeFi) và sàn giao dịch phi tập trung (DEX).

Một ví dụ về DEX là Curve Finance, nền tảng DEX để giao dịch stablecoin của Ethereum. Curve Finance có thể không phải là DEX lớn nhất trong hệ sinh thái của Ethereum nhưng nó chắc chắn đã để lại dấu ấn. Bài viết này sẽ khám phá Curve và giải thích nó là gì, cách thức hoạt động và những gì nó cung cấp. Chúng ta cũng sẽ bàn về token của dự án, CRV, và các rủi ro tiềm ẩn của dự án.

Curve Finance là gì?

Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung chạy trên mạng của Ethereum. Nó đặc biệt hoạt động như một bể thanh khoản phi tập trung để giao dịch stablecoin. Không giống như các sàn giao dịch khác, nó không sử dụng sổ lệnh. Thay vào đó, nó dựa vào mô hình công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) để khớp thanh khoản.

Curve được thành lập bởi Michael Egorov, người trước đây đã đồng sáng lập giao thức cơ sở hạ tầng tiền điện tử NuCypher, nơi ông cũng từng là CTO. Michael cũng là người sáng lập LoanCoin — một mạng lưới cho vay phi tập trung. Trước khi tham gia vào tiền điện tử, ông từng học tại Viện Vật lý và Công nghệ Moscow và Đại học Công nghệ Swinburne.

Curve Finance rất dễ sử dụng. Tất cả những gì bạn cần là một ví Ethereum. Khi đã có ví, bạn có thể bắt đầu hoán đổi các loại stablecoih khác nhau với phí giao dịch rất thấp. Trong khi Uniswap là DEX lớn nhất của Ethereum, Curve Finance vẫn là DEX lớn nhất đối với stablecoin.

AMM là gì?

Công cụ tạo lập thị trường tự động (AMM) là một giao thức DEX được sử dụng để khớp thanh khoản. Nó được sử dụng bởi Curve Finance cũng như nhiều DEX khác. Vai trò của nó là thay thế sổ lệnh và sử dụng thuật toán định giá để định giá tài sản. Bằng cách đó, tài sản kỹ thuật số có thể được giao dịch bằng cách sử dụng bể thanh khoản, thay vì khớp người mua và người bán.

Curve Finance hoạt động như thế nào?

Curve là một giao thức hoàn toàn phi tập trung và không cần cấp phép, được điều hành bởi Curve DAO. Token Curve DAO CRV được sử dụng làm tiền điện tử gốc của nó. Nhờ tính chất phi tập trung của Curve, bất kỳ ai cũng có thể cung cấp thanh khoản cho một hoặc nhiều bể. Hợp đồng thông minh được sử dụng để thực hiện bất kỳ giao dịch hoán đổi nào.

Hợp đồng thông minh chứa thanh khoản được cấp cho DEX bởi cộng đồng của nó. Đổi lại, các thành viên cộng đồng nhận được phần thưởng khi cung cấp token của họ cho DEX. Trong khi đó, các token được sử dụng để khớp với các lệnh được gửi tới sàn giao dịch. Bằng cách áp dụng phương pháp này, người dùng Curve có thể trao đổi hai hoặc nhiều token. Các giao dịch hoán đổi này có thể bao gồm các stablecoin được ghép nối hoặc token được bao bọc với tài sản thế chấp cơ bản.

Bể thanh khoản ổn định

Curve Finance được ra mắt vào năm 2020 khi lĩnh vực tài chính phi tập trung bắt đầu bùng nổ. Nó nổi lên với mục đích tạo ra một sàn giao dịch AMM với phí thấp và tài khoản tiết kiệm tiền pháp định hiệu quả. DEX này tập trung vào stablecoin, cho phép các nhà đầu tư tránh được một số khía cạnh dễ biến động hơn của ngành công nghiệp tiền điện tử trong khi vẫn cho phép các nhà đầu tư kiếm được lãi suất cao bằng cách sử dụng các giao thức cho vay.

Ưu đãi cho các nhà cung cấp thanh khoản

Vì mô hình của Curve Finance không thể hoạt động nếu không có các nhà cung cấp thanh khoản nên việc thu hút càng nhiều nhà cung cấp thanh khoản càng tốt là điều bắt buộc. Đây là lý do tại sao Curve cung cấp nhiều ưu đãi khác nhau cho người dùng của mình. Ví dụ, Curve Finance có phí giao dịch thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Uniswap. Curve cũng cho phép người dùng kiếm phần thưởng từ bên ngoài nhờ token có thể tương tác. Ví dụ, nếu DAI được cho vay trên Compound Finance, token DAI sau đó được đổi thành cDAI; người dùng Curve có thể sử dụng cDAI trong bể thanh khoản riêng của Curve.

Curve cũng được tích hợp với các dự án khác, chẳng hạn như Yearsn và Synthetix. Điều này cho phép các nhà cung cấp thanh khoản tối đa hóa lợi tức đầu tư của họ, từ đó khuyến khích người dùng quay lại nền tảng và cung cấp thanh khoản cho Curve.

Nhưng đó không phải là tất cả, vì có nhiều cách hơn để kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp thanh khoản trên nền tảng này, bao gồm:

  • Phí giao dịch: Các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được lợi nhuận từ phí do các nhà giao dịch trên nền tảng trả;

  • APY cao: Lợi suất phần trăm hàng năm (APY) cho tiền gửi stablecoin trên Curve có thể tăng khá cao;

  • Yield Farming: Bất kỳ khoản tiền nào được gửi vào LP mà cuối cùng không được sử dụng sẽ được sử dụng trong các giao thức DeFi khác để có thêm thu nhập;

  • Token veCRV: Bằng cách khóa token CRV gốc của Curve, người dùng sẽ nhận được veCRV. Sau đó, chủ sở hữu veCRV có thể sử dụng token này để tăng APY tiền gửi của họ hơn nữa;

  • Bể tăng cường: Một số bể của Curve Finance cung cấp các ưu đãi hơn nữa để có thêm thanh khoản. Các ưu đãi này có thể bao gồm lợi suất cao cho LP, và Curve được biết đến với việc khai thác lợi nhuận của stablecoin.

Với những ưu đãi trên, các nhà cung cấp thanh khoản cho Curve có thể kết hợp các dòng thu nhập theo cách phù hợp. Lợi ích của các nhà thanh khoản là kiếm được càng nhiều càng tốt từ token của mình.

Token Curve Finance (CRV)

Tháng 8 năm 2020, Curve Finance bắt đầu tìm kiếm sự phi tập trung hóa hoàn toàn thông qua quản trị phi tập trung. Để đạt được điều này, họ đã thành lập tổ chức tự trị phi tập trung, viết tắt là DAO. Giống như các DAO khác, Curve Finance đã giới thiệu token gốc của họ, CRV.

Sau khi ra mắt CRV, Curve đã đưa ra lịch trình phân phối dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Crv

Tổng cung 3,03 tỉ CRV được phân bổ như sau:

  • 62% cho các nhà cung cấp thanh khoản cộng đồng
  • 30% cho các cổ đông (nhóm và nhà đầu tư) với 2-4 năm trao quyền
  • 3% cho nhân viên với 2 năm trao quyền

Token Curve DAO, CRV, cấp cho chủ sở hữu quyền biểu quyết, cho phép họ bỏ phiếu cho các đề xuất khác nhau. Họ cũng có thể tự đưa ra đề xuất và để phần còn lại của cộng đồng bỏ phiếu cho đề xuất đó. Bất kỳ ai có token CRV bị khóa bỏ phiếu đều có thể đề xuất các bản cập nhật cho giao thức. Điều này có thể bao gồm thay đổi phí, tạo LP mới, điều chỉnh phần thưởng cho việc khai thác lợi nhuận, v.v.

Token CRV có thể được mua hoặc kiếm được từ khai thác lợi nhuận sau khi người dùng gửi tài sản vào LP.

Curve

Tính đến tháng 4 năm 2023, token này có nguồn cung lưu hành là 807,69 triệu và tổng nguồn cung của nó là 1,9 tỷ. Khối lượng giao dịch của CRV vào khoảng 50 triệu USD và nguồn cung tối đa của nó được giới hạn ở mức 3,3 tỉ.

CRV có khá nhiều trường hợp sử dụng trong hệ sinh thái Curve Finance. Ngoài việc được sử dụng làm token quản trị, nó còn là phần thưởng LP và giúp tăng lợi nhuận. Trên hết, nó cũng được sử dụng để đốt token. Đốt token thường được sử dụng để giảm nguồn cung lưu thông bằng cách khóa các token vào một hợp đồng thông minh một chiều riêng biệt.

Rủi ro của Curve Finance

Mặc dù Curve Finance chắc chắn có rất nhiều lợi thế nhưng nó cũng có những rủi ro nhất định. May mắn thay, số lượng những rủi ro này không quá nhiều. Dự án đã được kiểm toán bởi Trail of Bits hai lần và một lần bởi Quantstamp. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là dự án không có rủi ro, nhưng đây thực sự là một khởi đầu tốt.

Một trong những rủi ro lớn nhất mà Curve phải đối mặt là sự phụ thuộc vào các giao thức DeFi khác. Vì phần lớn các bể thanh khoản của Curve cũng được cung cấp bởi các giao thức khác để tạo thêm thu nhập. Nếu một trong những giao thức đó gặp khó khăn về tài chính, có thể sẽ có một phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến nhiều giao thức trong số đó.

Curve Finance có tương lai không?

Curve Finance là một trong những AMM phổ biến nhất trên Ethereum. Nó tạo điều kiện cho các giao dịch khối lượng lớn của stablecoin và tiền điện tử được bao bọc. Curve Finance có mức chênh lệch độ trượt giá thấp, đồng thời nhiều giao thức DeFi phụ thuộc rất nhiều vào nó. Do đó, nó là cốt lõi của lĩnh vực DeFi của Ethereum.

Tất cả những điều này cho thấy rằng dự án này rất có tương lai. Vẫn có những rủi ro liên quan đến nó, giống như mọi dự án tiền điện tử. Tuy nhiên, cơ hội duy trì hoạt động và phổ biến của Curve Finance vẫn còn khá tốt.


Câu hỏi thường gặp

Curve trong tiền điện tử là gì?

Curve là một sàn giao dịch phi tập trung và một giao thức AMM tạo điều kiện cho các giao dịch hoán đổi stablecoin. Nó cũng hỗ trợ hoán đổi các loại tiền điện tử được bao bọc. Trên hết, nó được tích hợp với một số dự án khác trong lĩnh vực DeFi của Ethereum.

Curve Finance an toàn đến mức nào?

Curve Finance an toàn như bất kỳ loại tiền điện tử nào đã được thiết lập. Khi giao dịch với tiền điện tử, luôn có những rủi ro liên quan. Tuy nhiên, giao thức này đã được kiểm tra và được coi là một nền tảng an toàn để sử dụng.

Người sáng lập Curve Finance là ai?

Curve được thành lập bởi Michael Egorov. Trước khi thành lập Curve, Egorov đã làm việc ở một số dự án khác trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Curve có miễn phí không?

Curve không miễn phí. Tuy nhiên, phí của nó vẫn còn khá thấp so với các dự án tương tự khác.

Curve có phải là một ngân hàng thực sự không?

Curve Finance không phải là một ngân hàng, mà là một DEX để khai thác lợi nhuận. Vai trò chính của Curve là cung cấp giao dịch stablecoin và các giao dịch hoán đổi tiền điện tử được bao bọc. Tuy nhiên, bằng cách trở thành nhà cung cấp thanh khoản, bạn có thể kiếm thu nhập thụ động từ các giao dịch của mình với dự án này.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm
Đăng ký đến OKX